Chó Labrador (hay chó Lab) là giống chó kích thước lớn, sở hữu ngoại hình khỏe mạnh, thân thiện và tình cảm. Nhờ những ưu điểm này, Lab được nhiều người yêu quý trên toàn thế giới. Đặc biệt tại Mỹ, Lab đứng đầu danh sách 194 loài chó cảnh được nuôi nhiều nhất. Bài viết này, hãy cùng PetNow tìm hiểu tất cả thông tin về chó Labrador nhé.

1. Lịch sử và nguồn gốc chó Labrador

Chó Labrador Retriever là một giống chó thông minh, trung thành và năng động. Với lịch sử lâu đời và những đặc điểm nổi bật, Labrador Retriever là một trong những giống chó phổ biến nhất trên thế giới.

Nguồn gốc chó Labrador

Chó Labrador được lai tạo từ chó châu Âu và chó thổ dân trên đảo Newfoundland (Canada) trước thế kỷ 15. Qua quá trình lai tạo đã tạo ra tổ tiên của Labrador là St.John’s Dog, có bộ lông ngắn, không thấm nước, chịu lạnh tốt và có khả năng bơi lội. Chúng được sử dụng để kéo lưới, lùa cá và gỡ lưới cho ngư dân.

Chó Labrador được lai tạo từ chó châu Âu và chó thổ dân trên đảo Newfoundland

Sự phát triển của chó Labrador

Đầu những năm 1800, người Anh và người Scotland nhập khẩu St.John’s Dog  về nước và gọi chúng là Labrador Retriever. Chúng được ưa chuộng bởi khả năng săn mồi giỏi trên cạn và dưới nước. Những trại chó Labrador đầu tiên được thành lập bởi con trai của các vị bá tước ở Anh và Scotland. Labrador ngày nay là kết quả lai tạo với nhiều giống chó khác như Setter, Retriever hay Spaniels.

Chó Labrador được công nhận

  • Chó Labrador được công nhận chính thức bởi Câu lạc bộ Kennel (Anh) vào năm 1903.
  • Năm 1917, AKC công nhận tiêu chuẩn của chó Labrador.
  • Chó Labrador là giống chó được yêu thích nhất tại Mỹ từ năm 1991 đến nay.

2. Đặc điểm ngoại hình của chó Labrador

2.1. Đặc điểm ngoại hình

Chó Labrador có kích thước trung bình và có sự khác biệt giữa chó đực và chó cái, tuy nhiên không nhiều:

  • Chiều cao: 56 – 61cm (đực), 53 – 58cm (cái)
  • Cân nặng: 27 – 34 kg (đực), 25 – 32 kg (cái)

Thân hình chó Labrador khỏe mạnh, rắn chắc. Có 2 giống chính:

  • Chó Labrador Anh: thân đầy, vuông, ngực rộng.
  • Chó Labrador Mỹ: thân cao hơn, thon gọn.

Lông chó Labrador: ngắn, thẳng, dày, không gợn, khi vuốt cảm thấy hơi sít tay. Lớp lông này có khả năng cách nhiệt, chống lạnh tốt, ít thấm nước, ít bám đất, nếu có dính bùn thì khi khô sẽ tự bong ra. Các màu lông phổ biến là đen, vàng, chocolate.

Đầu chó Labrador: không có nhiều má thịt và nếp nhăn, hộp sọ lớn, lõm ở dưới mắt, gò má cao vừa, không nhìn rõ dáng xương gồ trên mặt. Các đặc điểm khác trên khuôn mặt:

  • Mắt to vừa, màu nâu đỏ hoặc nâu hạt dẻ.
  • Mũi khá to, màu nâu hoặc đen.
  • Mõm dài vừa phải, mõm lớn, lực cắn cơ hàm khoảng 56kg.

Tai chó Labrador: hình tam giác cụp, úp sát vào hai má.

Chân chó Labrador: cân đối với cơ thể, có lớp màng giống như của Akita giúp bơi lội tốt.

Đuôi chó Labrador: nặng, khá giống với đuôi rái cá. Đuôi thẳng, hơi bẹt, nhỏ gần về cuối, có lông phủ có tác dụng gần như một mái chèo bẻ lái khi bơi.

2.2. Phân biệt chó Labrador và chó Golden

Kích thước: Chó Golden cao hơn chó Labrador khoảng 2 – 3cm, nặng hơn 3 – 4kg. Hộp sọ chó Golden to hơn chó Labrador.

Bộ lông: Chó Golden có bộ lông dài, lượn sóng. Chó Labrador có bộ lông ngắn, thẳng.

Màu lông: Chó Golden có màu lông từ vàng nhạt đến đậm. Chó Labrador phổ biến nhất với màu đen và chocolate.

3. Tính cách chó Labrador

Chó Labrador Retriever nổi tiếng với tính cách hiền lành, thân thiện, thông minh và trung thành. Chúng luôn mong muốn được quan tâm và được người chủ xem như một phần trong gia đình. Labrador mến trẻ con, hòa đồng với các loài khác và là người bạn đồng hành tuyệt vời.

Chó Labrador thông minh, hiền lành và trung thành

Với trí thông minh tuyệt vời, chó Labrador dễ huấn luyện và có khả năng hỗ trợ nhiều công việc. Khứu giác nhạy bén và khả năng chạy nhảy tốt giúp chúng trở thành trợ thủ đắc lực trong việc tìm kiếm ma túy, hỗ trợ săn bắt. Labrador còn thích vận động, đặc biệt là bơi lội, mang đến những giây phút vui vẻ cho chủ nhân.

4. Hướng dẫn chăm sóc chó Labrador

4.1. Môi trường sống

Chó Labrador có khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện sống khác nhau. Chúng có thể sống trong cả căn hộ, tuy nhiên không gian chật hẹp có thể ảnh hưởng đến sự hoạt bát của chúng. Labrador có khả năng chịu được môi trường lạnh khắc nghiệt, thậm chí có thể di chuyển trong điều kiện gió tuyết -30 độ C.

Nhờ khả năng thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam, Labrador được nhiều người yêu thích và lựa chọn làm thú cưng. Chó Labrador thuộc top những loài chó cảnh được yêu thích và phổ biến tại Việt Nam.

4.2. Chế độ ăn uống

Chó Labrador là giống chó năng động và vui vẻ, cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát triển toàn diện.

Nhu cầu dinh dưỡng cho chó Labrador:

  • Protein: Thành phần quan trọng cho sự phát triển cơ bắp, mô và hệ miễn dịch. Nên cho chó ăn thịt nạc, nội tạng, cá, trứng.
  • Chất béo: Cung cấp năng lượng, giúp da và lông khỏe mạnh. Nên cho chó ăn các loại dầu cá, mỡ gà, mỡ lợn.
  • Tinh bột: Cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nên cho chó ăn cơm, cháo, khoai lang.
  • Vitamin và chất xơ: Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nên cho chó ăn rau củ quả như cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh.
  • Canxi: Giúp xương khớp chắc khỏe. Nên cho chó ăn phô mai, sữa, xương.

Chế độ ăn theo từng giai đoạn cho chó Labrador:

  • Chó Labrador con 1 – 2 tháng tuổi: Cho chó ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, thịt xay nhuyễn và chia thành 4 – 5 bữa/ngày. Có thể cho chó uống thêm sữa ấm.
  • Chó Labrador từ 3 – 6 tháng tuổi: Bổ sung nhiều thịt, rau củ vào khẩu phần ăn của chó và giảm số bữa ăn xuống 3 bữa/ngày. Lưu ý cần cắt nhỏ thức ăn, nấu chín kỹ, đông thời tập cho chó ăn đúng giờ, đúng chỗ.
  • Chó Labrador trưởng thành trên 6 tháng tuổi: Tăng khẩu phần ăn, bổ sung canxi, gặm xương để rèn luyện cơ hàm. Ngoài ra, có thể cho chó ăn thịt nguyên khối để răng chắc hơn.

Lưu ý khi cho chó Labrador ăn:

  • Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Giảm lượng tinh bột và chất béo: cơm, mì ống, đậu, khoai tây, bánh nướng, mỡ, xúc xích.
  • Không cho ăn cá tanh, thức ăn ôi hỏng, đồ hun khói, đồ ngọt hoặc nhiều đường.
  • Cho chó ăn lượng thức ăn phù hợp với độ tuổi và mức độ hoạt động để tránh rối loạn tiêu hóa.
  • Cho ăn theo giờ giấc cố định cố định, không đổ thức ăn sẵn vào bát và vệ sinh bát ăn sau mỗi bữa.
  • Cung cấp sẵn bát nước sạch để chó có thể uống. Thay nước 3 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh.

4.3. Chăm sóc lông và răng

Chăm sóc lông và răng là một phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng chó Labrador khỏe mạnh. Lông Labrador ít bám bẩn và ít rụng, nên chỉ cần chải lông và tắm 1 lần/tuần. Nên tập thói quen chải răng cho chó hàng ngày và tỉa móng khi cần thiết. Sử dụng dụng cụ và sản phẩm phù hợp cho chó và tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nếu có bất kỳ vấn đề gì.

4.4. Vận động

Chó Labrador là giống chó năng động, cần được vận động ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để duy trì sức khỏe và tinh thần. Thiếu vận động có thể khiến Labrador trở nên bồn chồn, khó chịu và dẫn đến hành vi phá hoại. Bơi lội và bắt ném là những hoạt động yêu thích của Labrador. Bạn cũng có thể giúp Labrador đốt cháy năng lượng bằng cách cùng chúng chạy bộ, khám phá những địa hình mới lạ, tham gia các môn thể thao như Agility hay bơi lội.

4.5. Huấn luyện

Chó Labrador là giống chó dễ huấn luyện. Cún con từ 7 tuần đến 4 tháng tuổi có thể bắt đầu quá trình xã hội hóa, bao gồm gặp gỡ người lạ, đến nhiều địa điểm và tiếp xúc với các tình huống khác nhau.

Lưu ý khi thực hiện phương pháp huấn luyện:

  • Nên tránh kiểm soát khắt khe bằng đòn roi.
  • Việc điều khiển bằng dây xích có thể gặp khó khăn hơn so với ra lệnh trực tiếp vì chó Labrador có cổ khỏe và có thể nhảy chồm lên, khiến việc kiểm soát hành vi trở nên khó khăn hoặc làm đứt xích.
  • Nên sử dụng phương pháp huấn luyện thoải mái và vui vẻ để chó Lab vâng lời và thực hiện nhiều lệnh điều khiển.

5. Những bệnh thường gặp ở chó Labrador

Chó Labrador là giống chó nổi tiếng với sức khỏe tốt và tuổi thọ trung bình từ 12 đến 15 năm, thậm chí cao hơn nếu được sống trong môi trường phù hợp. Tuy nhiên, giống chó này vẫn có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe di truyền hoặc phát sinh trong quá trình sống.

Bệnh di truyền:

  • Loạn sản xương hông: ảnh hưởng đến khớp hông, gây đau đớn và khó khăn di chuyển.
  • Teo võng mạc (PRA): dẫn đến suy giảm thị lực và có thể gây mù lòa.
  • Bệnh OCD (Osteochondritis dissecans): ảnh hưởng đến khớp, thường gặp ở khuỷu tay và vai.

Vấn đề sức khỏe khác:

  • Béo phì: do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc thiếu vận động.
  • Viêm tai: do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm trùng hoặc vệ sinh tai không đúng cách.
  • Viêm da: do dị ứng, ký sinh trùng hoặc nhiễm trùng.
  • Đầy hơi: thường gặp ở các giống chó ngực sâu như Labrador.

6. Chó Labrador giá bao nhiêu?

Mức giá của chó Labrador phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gốc xuất xứ, độ thuần chủng, giới tính, màu sắc lông, chế độ bảo hành, v.v.. Bảng giá tham khảo:

Chó Labrador sinh sản tại Việt Nam:

  • Không giấy VKA: 6 – 12 triệu đồng/con.
  • Có giấy VKA: 10 – 15 triệu đồng/con.

Chó Labrador nhập khẩu:

  • Thái Lan: 10 – 20 triệu đồng/con.
  • Châu Âu: Trên 35 triệu đồng/con.

Yếu tố ảnh hưởng đến giá:

  • Mức độ thuần chủng: Chó Labrador có bố mẹ thuần chủng, có đầy đủ giấy tờ kiểm định VKA sẽ có giá cao hơn. Chó nhập khẩu từ nước ngoài có giá cao nhất nhưng chất lượng cũng tốt nhất.
  • Chế độ bảo hành: Chế độ bảo hành tốt sẽ giúp bảo vệ quyền lợi khách hàng, do đó giá sẽ cao hơn.
  • Màu sắc lông: Chó Labrador có 3 màu cơ bản: vàng, đen và chocolate. Giá cao nhất là màu vàng, tiếp theo là chocolate và thấp nhất là màu đen. Lông có mảng trắng lớn hoặc khác màu sẽ bị coi là lỗi và giá sẽ giảm.

Như vậy, PetNow đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về giống chó Labrador Retriever. Với hướng dẫn đầy đủ về đặc điểm, tính cách, cách huấn luyện và chăm sóc, bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn và nuôi dưỡng một chú chó Lab rồi đó.

Thông tin liên hệ:

PetNow – cung cấp các giống chó, mèo thuần chủng

Địa chỉ:

  • 263 Giáp Nhất / 190 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
  • 1099 Lũy Bán Bích, Tân Sơn Nhì, Tân Phú, TP. HCM

Hotline: 0862 58 6288

Email: petnow2020@gmail.com