Chó Poodle là giống chó dễ thương, năng động và trung thành với chủ. Nếu bạn đang muốn sở hữu một chú chó Poodle, hãy cùng PetNow tìm hiểu tất tần tật về giống cún thông minh này nhé. 

1. Lịch sử phát triển của giống chó Poodle

Cái tên “Pudel” xuất phát từ tiếng Đức “Pudel”, có nghĩa là “thợ lặn” hoặc “chó nước”, là “hậu duệ” của Chó Pháp, Chó Hungary và Chó Barbet. Hiện chúng đã được lai tạo, trở thành một giống chó cảnh với bộ lông xoăn và thân hình nhỏ nhắn.

lich-su-va-nguon-goc
Lịch sử & Nguồn gốc

Giống chó này đã được biết đến phổ biến ở các nước Tây Âu trong khoảng 400 năm. Tuy nhiên, nguồn gốc của chó Poodle đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng và người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ Đức, Pháp, Đan Mạch,…

2. Các loại chó Poodle phổ biến ở Việt Nam

Chó Poodle là giống chó cảnh có nhiều kích cỡ và màu lông khác nhau. Các giống Poodle được công nhận chính thức bao gồm: Poodle Standard, Poodle Miniature và Poodle Toy. Ngoài ra còn có Poodle Tiny và Poodle Teacup, hai giống Poodle này tuy không được công nhận nhưng lại rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

3. Cách chăm sóc lông cho chó Poodle

Chăm sóc lông cho chó Poodle

Poodle được biết đến là một giống cún xinh đẹp, sở hữu cho mình bộ lông xoăn, xù và mềm mượt. Cách chăm sóc lông cho Poodle khá đơn giản:

  • Cạo lông máu: Bộ lông tơ ban đầu của Poodle thường khá mỏng, mềm, không định hình lông nên rất khó để có thể cắt tỉa và tạo kiểu cho bé. Bạn nên cạo lông máu cho bé ít nhất 1 lần để lông bé được cứng, dày và bông xù hơn. 
  • Chải lông hằng ngày: Lông của Poodle rất dễ bị rối, nên thường xuyên chải lông bằng lược chuyên dụng, gỡ rối nhẹ nhàng để bé được thư giãn.
  • Kiểm tra tình trạng da và lông: Các tình trạng bệnh lý ngoài da như: nấm, ghẻ, ve rận, ký sinh trùng,.. gây ngứa ngáy, khó chịu cũng là nguyên nhân chính khiến lông của Poodle bị gãy, rụng và khô xơ.
  • Sử dụng sữa tắm và tinh dầu dưỡng lông: Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều dòng sữa tắm giúp mềm mượt, tạo độ bóng, kích thích mọc lông cho Poodle như: Yú, Joyce & Dolls, Forcans,… Kết hợp thoa tinh dầu dưỡng lông cho bé để lông bé vừa được thơm lâu, vừa được bóng mượt.
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng: Một chế độ ăn giàu Protein, Omega 3, Vitamin E, Vitamin A,… là yếu tố cần thiết giúp Poodle có bộ lông chắc khỏe, suôn mượt, có thể bổ sung các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, dầu cá hồi,…
  • Cung cấp nước đầy đủ: Cần đặt bát nước của bé ở nơi khô thoáng, dễ nhìn, đảm bảo nguồn nước sạch sẽ và được thay mới thường xuyên.

4. Các bệnh thường gặp ở chó Poodle và cách phòng tránh

Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp ở chó Poodle và cách phòng ngừa cần lưu ý: 

4.1 Bệnh viêm đường ruột cấp

Hệ tiêu hóa của Poodle yếu nên rất dễ mắc phải bệnh viêm đường cấp. Nguyên nhân thường đến từ Giun móc, Virus Care, Virus Parvo, các loại vi khuẩn như: E Coli, Salmonella, Clostridium,…thường xuất hiện khi cún ăn uống không vệ sinh.

Biểu hiện rõ nhất là bé cún đột ngột chán ăn, bỏ ăn, sốt cao lên tới 38 – 39 độ C kèm theo dấu hiệu nôn ói, tiêu chảy và co giật, cún dần bị ốm yếu, kiệt sức và tử vong.

Cách phòng tránh hiệu quả: Tiêm đủ mũi phòng bệnh, tẩy giun định kì, vệ sinh khay ăn uống, đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng cho bé,… Trong trường hợp phát hiện bé bị viêm đường ruột, cần đưa ngay đến các cơ sở thú y để có phương án điều trị kịp thời và thích hợp.

4.2 Bệnh ngoài da: Nấm, ghẻ, ve rận, ký sinh trùng

Poodle dễ gặp các tình trạng bệnh ngoài da như: viêm da, nấm, ghẻ, ve rận,… do lông của chúng khá dày, rậm và khó vệ sinh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và các loại ký sinh trùng xâm nhập. 

Nếu bé Poodle của bạn thường xuyên dùng chân gãi, cắn xé trên da, vùng da bị viêm đỏ, đóng thành từng mảng, rụng lông,… rất có thể bé đang bị bệnh ngoài da và cảm thấy ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. 

Bạn nên kiểm tra tình trạng da và lông của bé mỗi ngày, tắm thường xuyên bằng sữa tắm chuyên dụng và sấy thật khô sau khi tắm, vệ sinh sạch sẽ chỗ sinh hoạt của bé mỗi ngày. Trong trường hợp bé bị mắc các bệnh ngoài da, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bé.

4.3 Bệnh viêm phế quản

Đây là  bệnh thường gặp ở chó Poodle. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng phải được phát hiện sớm và điều trị thích hợp để ngăn ngừa bệnh hoàn toàn và không ảnh hưởng đến tính mạng của chó cưng.

Bệnh này hay gặp ở chó Poodle dưới 6 tháng tuổi nếu nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho khan, ho dai dẳng, sổ mũi, mắt đỏ và sưng. 

Để phòng bệnh, chúng ta cần tiêm phòng vaccine bệnh đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và cung cấp  nước sạch cho chúng hàng ngày. Nếu nhận thấy chú chó Poodle của mình giống như trên, bạn nên đưa bé đến cơ sở thú y để kiểm tra.

5. Các đặc điểm về tính cách của chó Poodle

Poodle là giống cún năng động, vui vẻ, thân thiện, hòa đồng và dễ gần với tất cả mọi người, kể cả trẻ em và các loài vật khác. Chó Poodle rất thích  đồng hành cùng chủ trong công việc. Nếu bị  đuổi đi hoặc bỏ mặc một mình quá lâu, chúng sẽ trở nên chán nản và dễ hình thành những thói quen xấu. Chó Poodle nổi tiếng với sự thông minh, nhanh nhẹn và được coi là giống chó thông minh thứ hai trên thế giới.

6. Các loại thức ăn phù hợp cho chó Poodle

Poodle không kén ăn, tuy nhiên ở mỗi độ tuổi khác nhau, chế độ dinh dưỡng dành cho poodle cũng cần được thay đổi để phù hợp với nhu cầu của từng giai đoạn phát triển. 

thuc-an-cho-cho-poodle
Thức ăn cho chó Poodle

 

6.1 Từ 2-3 tháng tuổi

Bạn có thể nấu cháo loãng cho bé bằng cách thêm thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, cà rốt, bí đỏ và các loại rau khác để cải thiện hương vị. Lưu ý rằng tất cả  thực phẩm cần được rửa sạch, nấu chín, mềm. 

Bổ sung sữa cho bé và chia bữa ăn hàng ngày thành 4-5 bữa nhỏ cách đều nhau.

6.2 Từ 3 đến 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, thức ăn phù hợp cho Poodle là thức ăn mềm và dễ tiêu hóa. Có thể cho Poodle ăn cơm kết hợp với thịt, tôm, rau xay nhuyễn.

Đối với hạt và thực phẩm khô, nên ngâm chúng trong nước ấm khoảng 5 phút để bé dễ ăn hơn.

Ngoài ra, cần tiếp tục bổ sung sữa, có thể giảm khẩu phần ăn xuống còn ba bữa một ngày.

6.3 Trên 6 tháng tuổi 

Từ giai đoạn này trở đi, hệ tiêu hóa của chó Poodle ổn định và có thể cho bé ăn  2-3 lần/ngày, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như Protein, chất xơ, tinh bột, canxi, các thực phẩm chứa axit béo và omega-3 như lòng đỏ trứng, dầu cá,…. Những thực phẩm này sẽ giúp làm mượt lông của Poodle và giúp bé phát triển nhanh hơn.

7. Chó Poodle có giá bao nhiêu

Giá Poodle thường dao động từ 6 triệu đến 8 triệu đồng, giá thay đổi tùy thuộc vào kích cỡ, màu sắc,  phả hệ và giấy tờ của chó. 

Đối với những giống chó  hiếm như Poodle Teacup và Poodle Tiny, giá có thể lên tới khoảng 10 – 15 triệu đồng, tùy vào màu lông của chó. 

Các màu phổ biến như nâu và đen thường có giá thành rẻ hơn. 

8. Các bước chuẩn bị trước khi nuôi chó Poodle

Việc chuẩn bị trước khi chào đón một chú chó Poodle là rất quan trọng. Bạn sẽ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết như: chuồng hoặc lồng ở, ổ nằm, bát đựng thức ăn và nước, khay vệ sinh, đồ cắt và mài móng, sữa tắm và đồ chơi,…

Ngoài ra, khi muốn dắt bé cún đi dạo, hãy đảm bảo an toàn cho cún bằng cách đeo rọ mõm, bảng tên, vòng cổ, dây xích, balo hoặc túi vận chuyển,…

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về giống chó Poodle. Hy vọng bài viết này cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho cho người người đọc về kiến ​​thức cũng như phương pháp chăm sóc chó Poodle tốt nhất!