Nếu bạn đang hứng thú với giống cảnh khuyển Đức, đừng bỏ lỡ những thông tin PetNow cung cấp sau đây về nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc cho chó Doberman nhé. Doberman xứng đáng là người bạn đồng hành tuyệt vời cho bạn và gia đình đó!
1. Lịch sử và nguồn gốc chó Doberman
Chó Doberman (Doberman Pinscher) là một giống chó cảnh khuyển có nguồn gốc từ Đức. Loài chó này được lai tạo bởi Louis Doberman vào cuối thế kỷ 19 với mục đích tạo ra một giống chó bảo vệ hội tụ những phẩm chất tốt như: thông minh, trung thành, gan dạ, thính nhạy, sức khỏe tốt, thể lực dẻo dai, v.v..
Tên gọi Doberman được đặt bởi Otto Goeller, một người bạn của Louis Doberman. Goeller cũng là người đã đóng góp lớn vào việc chọn lọc và nâng cao chất lượng cho giống chó Doberman.
Chó Doberman đến từ Đức và nguồn gốc chính xác vẫn còn là một ẩn số
Nguồn gốc chính xác của chó Doberman hiện vẫn còn là một ẩn số do Doberman và Goeller không ghi chép lại quá trình lai tạo. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Doberman có thể là kết quả lai tạo từ nhiều giống chó khác nhau, bao gồm: Rottweiler, German Pinscher, Weimaraner, Manchester Terrier, Great Dane.
Doberman được công nhận là một giống chó chính thức bởi Kennel Club Đức vào năm 1908. Ngày nay, chó Doberman là một trong những giống chó phổ biến nhất trên thế giới, được ưa chuộng bởi tính cách trung thành, dũng cảm và khả năng bảo vệ tuyệt vời.
2. Các đặc điểm ngoại hình chó Doberman
Chó Doberman Pinscher sở hữu thân hình mạnh mẽ, rắn chắc cùng cơ bắp vạm vỡ nhưng vẫn đảm bảo sự nhanh nhẹn. Cấu tạo cơ thể phát triển hơn về phía trước, với xương ngực và ức cân đối, cơ bắp cổ dày dặn. Nhờ vậy, Doberman có những bước chạy dũng mãnh, phần thân sau gọn gàng hỗ trợ di chuyển nhanh chóng và linh hoạt.
Chó Doberman mạnh mẽ, dũng mãnh, nhanh nhẹn và linh hoạt
- Kích thước: chiều cao trung bình từ 63 – 72cm, cân nặng từ 32 – 45kg.
- Đầu: Dài, mõm rộng, lỗ mũi to, hàm răng chắc khỏe.
- Tai: Tai to, đỉnh thon nhọn. Tai nguyên bản rủ cụp, tuy nhiên, để đạt vẻ đẹp dựng đứng như hiện tại, chó Doberman thường được phẫu thuật cắt bớt phần tai khi được 7 – 10 tuần hoặc chậm nhất là 6 tháng 1 năm tuổi. Việc cắt tai Doberman không bắt buộc và phụ thuộc vào quyết định của chủ sở hữu.
- Đuôi: Khi sinh ra, Doberman có đuôi dài hơn so với giống chó khác. Tuy nhiên, người ta thường cắt bớt phần đuôi vài ngày sau sinh nhằm tạo vẻ ngoài dữ tợn và tăng tính răn đe.
- Bộ lông: Ngắn, bóng khỏe, bó sát vào da. Doberman có 2 gen màu chính: đen và pha loãng, tạo ra 4 màu lông phổ biến: đen, đỏ, xám xanh và nâu vàng. Một số con có thể sở hữu mảng lông nâu vàng ở mắt, sống mũi, dưới cổ, chóp ngực, xung quanh 4 chân và bàn chân.
3. Tính cách chó Doberman
3.1. Trung thành
Chó Doberman Pinscher được lai tạo với mục đích ban đầu là chó canh gác trung thành. Chúng chỉ nghe lời và coi những người nuôi nấng, chăm sóc mình là chủ nhân. Doberman sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ chủ nhân nếu gặp nguy hiểm.
3.2. Thông minh
Chó Doberman Pinscher là một trong những giống chó thông minh nhất. Chúng có khả năng vâng lời, học hỏi và tiếp thu cực nhanh. Doberman thích hợp để làm chó bảo vệ, chó nghiệp vụ, chó cứu hộ và chó trị liệu. Nhờ sự thông minh, việc huấn luyện Doberman tương đối dễ dàng.
Chó Doberman rất trung thành, thông minh, can đảm, ngoan ngoãn và nghe lời
3.3. Can đảm
Khi được chủ nhân ra lệnh, chó Doberman sẽ trở nên vô cùng can đảm, sẵn sàng tấn công kẻ thù để bảo vệ chủ. Chúng có bản tính gan lì, không biết sợ hãi, khiến nhiều người e dè.
3.4. Ngoan ngoãn và biết nghe lời
Chó Doberman tuy hung dữ với người lạ nhưng lại vô cùng ngoan ngoãn và nghe lời chủ. Chúng cũng rất nhạy cảm, nhiệt huyết và có sức bền phi thường.
Ngoài ra, chó Doberman còn có một số đặc điểm tính cách khác như:
- Tò mò và thích khám phá.
- Hiếu động và thích vận động.
- Dễ ghen tị và cần được huấn luyện để hòa đồng với các vật nuôi khác.
- Có thể hung dữ với trẻ em nếu không được huấn luyện và giám sát kỹ lưỡng.
4. Hướng dẫn chăm sóc chó Doberman
4.1. Môi trường sống phù hợp cho chó Doberman
Nhu cầu về môi trường:
- Không gian rộng rãi: Chó Doberman là giống chó lao động và chó nghiệp vụ có nhu cầu vận động cao. Cần đảm bảo môi trường sống rộng rãi để chúng có thể thoải mái di chuyển và hoạt động.
- Dạo chơi thường xuyên: Cần dắt chó Doberman đi dạo hàng ngày để giải phóng năng lượng dư thừa, duy trì sức khỏe và tinh thần.
Cần hạn chế:
- Môi trường chật hẹp: Không gian sống quá chật hẹp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của chó Doberman.
- Thời tiết khắc nghiệt: Chó Doberman không chịu được thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Cần đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp và mùa đông.
Chăm sóc chuồng trại cho chó Doberman :
- Giữ gìn vệ sinh: Vệ sinh chuồng trại thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho Doberman.
- Điều hòa nhiệt độ: Cung cấp môi trường mát mẻ vào mùa hè và ấm áp và mùa đông.
4.2. Chế độ dinh dưỡng cho chó Doberman
Chế độ dinh dưỡng cho chó Doberman cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm:
- Protein: Protein là thành phần cấu tạo nên cơ bắp, xương, hệ thần kinh, hệ thống miễn dịch và não bộ của chó. Protein động vật chứa những axit amin cần thiết giúp chó phát triển khỏe mạnh.
- Chất béo: Chất béo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng hệ thần kinh, da, lông, các khớp, cơ quan và tăng cường hấp thụ vitamin. Chất béo còn giúp bộ lông của chó bóng mượt.
- Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể chó, giúp chó phát triển khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật.
Chó Doberman cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi: Chó con cần được bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tuần đầu tiên. Sau 6 tuần, bạn có thể bắt đầu cho chó con ăn cháo nấu với thịt nạc như bò, gà, heo được băm nhuyễn, và vẫn duy trì 200ml sữa ấm mỗi ngày. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm thức ăn khô chuyên dụng đã được ngâm mềm, chia nhỏ khẩu phần ăn thành 4 – 5 bữa mỗi ngày.
- Giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi: Nhu cầu dinh dưỡng của chó con tăng cao hơn. Bạn có thể bổ sung thêm thịt và xương hầm lấy nước vào khẩu phần ăn. Cho chó con ăn thêm cá, tôm, trứng, ngũ cốc, rau củ để phát triển toàn diện, nhưng chú ý nấu chín và không cho chúng ăn xương.
- Giai đoạn trên 6 tháng tuổi: Cho chó ăn 2 – 3 bữa mỗi ngày. Bạn có thể tăng khẩu phần ăn và thay đổi món ăn đa dạng đảm bảo cung cấp đủ protein, canxi và đạm.
Lưu ý khi cho chó Doberman ăn:
- Lượng thức ăn cho chó Doberman cần được điều chỉnh dựa vào độ tuổi, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe của chó.
- Nên cho chó ăn thức ăn tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tránh cho chó ăn thức ăn thừa, thức ăn cay nóng, thức ăn có nhiều dầu mỡ và thức ăn có gia vị.
- Cho chó uống nước sạch đầy đủ.
- Theo dõi cân nặng và tình trạng sức khỏe của chó để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.
4.3. Chế độ vận động cho chó Doberman
Nên cho chó Doberman hoạt động ít nhất 15 – 30 phút mỗi ngày để giúp Doberman khỏe mạnh, phát triển cơ bắp và xương khớp. Vận động sẽ giải phóng năng lượng dư thừa, giảm nguy cơ phá hoại và hành vi tiêu cực, đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa chủ và chó.
Các hoạt động cho chó Doberman:
- Đi bộ đường dài: giúp chó Doberman vận động cơ bắp và giải phóng năng lượng.
- Chạy: Cho phép chó Doberman chạy song song khi bạn đạp xe, tăng cường sức bền và sự dẻo dai.
- Chơi đùa: Tạo không gian rộng rãi để chó Doberman chạy nhảy và giải phóng năng lượng dư thừa. Chơi trò chơi tương tác để gắn kết với chó.
Lưu ý khi chó Doberman vận động:
- Cung cấp đủ nước cho chó Doberman trước, trong và sau khi vận động.
- Tránh vận động quá sức, đặc biệt là khi chó Doberman còn nhỏ hoặc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Quan sát và điều chỉnh chế độ vận động cho phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và tính cách của chó Doberman.
5. Những bệnh thường gặp ở chó Doberman
5.1. Bệnh tăng huyết áp và Volvulus
Bệnh này cực kỳ nguy hiểm với chó Doberman, liên quan đến xoắn dạ dày, gây tắc nghẽn mạch máu và thức ăn. Nguyên nhân là do chó ăn quá no, vấn đề tiêu hóa, vận động mạnh sau khi ăn. Cách trị và phòng tránh:
- Đưa chó đến thú y nếu phình bụng bất thường.
- Cho chó ăn lượng vừa đủ, tránh vận động mạnh sau khi ăn.
5.2. Bệnh viêm gan
Bênh viêm gan còn gọi là CAH, thường gặp ở chó Doberman 4 – 6 tháng tuổi. Khi bị bệnh, chó hay khát nước, lười ăn, sụt cân, ốm yếu, có thể hôn mê. Cách trị và phòng tránh:
- Đưa chó đến phòng khám để xét nghiệm và điều trị.
- Chích ngừa đầy đủ và cho chó ăn uống hợp lý.
Chó Doberman dễ gặp phải một số bệnh như viêm gan, nhiễm trùng tai, v.v.
5.3. Nhiễm trùng tai
Bệnh nhiễm trùng tai do vi khuẩn gây ra, chó Doberman tai dài thường dễ mắc hơn. Triệu chứng của bệnh là chó bị đau khi mở miệng, nhai miễn cưỡng, lắc đầu, cào tai, nghiêng đầu. Cách trị và phòng tránh:
- Vệ sinh tai thường xuyên, nhưng không quá mạnh.
- Đưa chó đến bác sĩ thú y để khám và điều trị.
6. Giá chó Doberman
Chó Doberman là giống cảnh khuyển đang được yêu thích và chú ý tại Việt Nam. Giá bán của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguồn gốc xuất xứ, độ thuần chủng và đặc điểm ngoại hình.
Chó Doberman có giá hợp lý tại Việt Nam
Giá chó Doberman nhân giống tại Việt Nam: từ 5 – 15 triệu đồng 1 con. Bố mẹ có thể không có giấy tờ chứng minh thuần chủng. Giá rẻ hơn so với chó nhập khẩu.
Giá chó Doberman nhập khẩu từ Thái Lan: giá từ 15 – 25 triệu đồng 1 con. Ưu điểm những chú chó này là có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và độ thuần chủng, ngoại hình đẹp, sức khỏe tốt.
Giá chó Doberman nhập khẩu từ châu Âu: giá từ 30 triệu 1 con. Những chú chó này có độ thuần chủng cao nhất, ngoại hình đạt chuẩn quốc tế, sức khỏe tốt và được huấn luyện bài bản.
Trên đây, PetNow đã cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin về chó Doberman. PetNow tin rằng những chú cún thông minh, trung thành, gan dạ như Doberman sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời cho bạn. Nếu yêu thích giống chó này, đừng ngần ngại mà đón em về nhà nhé!
Thông tin liên hệ:
PetNow – cung cấp các giống chó, mèo thuần chủng
Địa chỉ:
- 263 Giáp Nhất / 190 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
- 1099 Lũy Bán Bích, Tân Sơn Nhì, Tân Phú, TP. HCM
Hotline: 0862 58 6288
Email: petnow2020@gmail.com